Thoái hóa khớp là một tình trạng bệnh lý phổ biến về xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi và những người trẻ do các yếu tố như chấn thương, di truyền hoặc có lối sống không lành mạnh. Bệnh lý này gây ra những cơn đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh lý thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, tăng cường sức khỏe khớp và làm chậm quá trình thoái hóa. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy cùng BS. Nguyễn Thị Túy Nga tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
Người bị thoái hóa khớp nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe khớp và làm chậm quá trình thoái hóa
Omega-3 là nhóm axit béo không bão hòa có tác dụng chống viêm và giảm đau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3 có thể giúp làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp, bao gồm đau và cứng khớp. Vậy nên, việc bổ sung Omega-3 qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng khớp. Các nguồn thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi và các loại hạt như hạt chia và hạt lanh.
Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Vitamin C, vitamin E trong rau xanh, trái cây có khả năng bảo vệ tế bào khớp khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Những loại rau xanh, củ quả và trái cây như cải bó xôi, cải thìa, cà rốt, khoai lang, cam, dâu tây, kiwi... có chứa nhiều vitamin A, beta-carotene, giúp hỗ trợ sức khỏe khớp và làm giảm viêm hiệu quả.
Collagen là một protein quan trọng trong cấu trúc của khớp, giúp duy trì sự linh hoạt và làm giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạn có thể bổ sung collagen thông qua các thực phẩm như nước hầm xương, da gà, da cá hoặc sử dụng viên uống collagen thực phẩm chức năng để cung cấp lượng cần thiết cho cơ thể.
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên có trong sụn, nên bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại hải sản như tôm, cua,... để giúp tái tạo sụn và cải thiện chức năng vận động của khớp.
Hạt và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, magie, kẽm, giúp cải thiện chức năng khớp và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, gạo lứt, cùng với các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân,... là những lựa chọn tốt cho người bị thoái hóa khớp.
Thực phẩm có chứa nhiều tinh bột tinh chế và đường
Tinh bột tinh chế và đường có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, đồng thời làm trầm trọng thêm triệu chứng thoái hóa khớp. Các thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các sản phẩm từ bột trắng, bạn nên hạn chế trong chế độ ăn uống của mình. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại thực phẩm nguyên chất và ít đường để kiểm soát tình trạng viêm.
Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có thể làm tăng viêm và ảnh hưởng đến sức khỏe khớp. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt đỏ, mỡ động vật và các sản phẩm từ sữa béo. Thay vì sử dụng những thực phẩm này, bạn nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại hạt.
Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh
Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thường chứa nhiều muối, chất béo và đường, không có lợi cho sức khỏe khớp. Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ viêm, đồng thời làm trầm trọng thêm triệu chứng thoái hóa khớp. Vậy nên, để duy trì sức khỏe khớp tốt, bạn hãy hạn chế tiêu thụ chúng. Thay vào đó, hãy ưu tiên chế biến thực phẩm tại nhà.
Thực phẩm chứa purin cao
Purin là một hợp chất có thể làm tăng mức axit uric trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề như gout, một dạng của viêm khớp. Các thực phẩm chứa nhiều purin bao gồm các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản như tôm, cá,... Người bị thoái hóa khớp nên tiêu thụ các thực phẩm này đúng cách để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về khớp khác.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm không có lợi, dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ sức khỏe xương khớp của mình một cách hiệu quả.
- Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn: Ăn uống đều đặn và cân bằng là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe khớp. Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn và đảm bảo mỗi bữa ăn có sự kết hợp giữa các nhóm thực phẩm cần thiết. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp.
- Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bôi trơn của khớp và giúp cơ thể đào thải các chất độc. Người bị thoái hóa khớp nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng của cơ thể và hỗ trợ sức khỏe khớp.
Uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng của cơ thể và hỗ trợ sức khỏe khớp
- Tập thể dục thường xuyên: Bên cạnh việc ăn uống hợp lý thì bạn nên kết hợp với việc tập luyện thể dục đều đặn để giúp duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện sức khỏe khớp. Các bài tập như yoga, bơi lội và đi bộ có thể giúp giảm đau và cải thiện độ linh hoạt của khớp.
Hy vọng thông qua những chia sẻ này của BS. Nguyễn Thị Túy Nga sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình. Và đừng ngần ngại, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần bác sĩ giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay đến hotline 0913 958 280 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TIẾT BS.NGUYỄN THỊ TÚY NGA
Địa chỉ 1: 05 Nguyễn Thanh Cần - Phường 2 - Thành Phố Tân An - Tỉnh Long An
Địa chỉ 2: 169 Nguyễn Thị Nhỏ, P9, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuynga1971@gmail.com
Hotline: 0913 958 280
Website: bstuynganoitiet.com