Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được

Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được

Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được

Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được

Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể kiểm soát được
Ngày đăng: 07/05/2025 09:55 AM

    Đái tháo đường là gì ?

    - Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây ; bệnh xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin (hormon tuyến tụy ), hoặc insulin hoạt động không hiệu quả ( kháng insulin ).

    - Bình thường , thức ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành đường glucose. Insulin có tác dụng giúp vận chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào để tạo ra năng lượng .

    - Trong bệnh đái tháo đường , glucose không được đưa vào các tế bào mà vẫn tồn tại trong máu làm cho nồng độ đường máu cao .

     

    biến chứng bệnh đái tháo đường

     

     Có những týp đái tháo đường nào ?

    Có 2 týp đái tháo đường chính :

    * Đái tháo đường týp 1:

    - Thừơng gặp ở thanh thiếu niên & người trẻ < 30 tuổi , chiếm khoảng 5%

    - Có thiếu insulin tuyệt đối nên phải dùng insulin để điều trị .

    * Đái tháo đường týp 2 :

     - Chiếm 90 – 95 % các trường hợp đái tháo đường , thường gặp người thưởng thành > 30 tuổi .

     - Có thiếu insulin tương đối kèm hoạt động kém hiệu quả của insulin .

     - Có liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền & lối sống như ít vận động thể lực & chế độ    ăn uống không hợp lý .

     

    Ai là người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2

    Tuổi > 45

    Có cha / mẹ , anh /chị / em ruột hoặc con đẻ bị đái tháo đường týp 2

    Có tăng huyết áp : HAmax >=140mmHg , và / hoặc HA min >= 90 mmHg.

    Thừa cân hoặc béo phì

    Phụ nữ đã từng sinh con trên 4kg, hoặc có tiền sử đái tháo đường thai kỳ

    Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

    Có rối loạn mỡ máu

    Có rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết đói

    Ít hoạt động thể lực

     

     Biểu hiện của bệnh đái tháo đường là gì?

    Biểu hiện phụ thuộc vào týp đái tháo đường và giai đoạn của bệnh

    1/ Các biểu hiện của đái tháo đường týp 1:

    Luôn thấy khát nước

    Mệt mỏi

    Sút cân đột ngột

    Đi tiểu nhiều

    2/ Đái tháo đường týp 2 :

    Ở giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện gì mà người bệnh có thể cảm nhận được

    Ở giai đoạn muộn có thể có các biểu hiện như đái tháo đường týp 1 nêu trên

    Có thể có các biểu hiện khác như nhiễm trùng , đặc biệt nhiễm trùng da , tiết niệu , các vết thương lâu lành

     

     Điều gì xảy ra nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát ?

    Người bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt gây rất nhiều biến chứng :

    1/ Các biến chứng cấp tính : hôn mê nhiễm ceton , hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu , hôn mê do hạ đường huyết.

    2/ Biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim , có thể gây đột quỵ , bệnh động mạch

    ngoại biên

    3/ Biến chứng mắt : gây giảm thị lực có thể dẫn đến mù lòa .

    4/ Biến chứng thận : gây suy thận , có thể phải chạy thận nhân tạo .

    5/ Bệnh đái tháo đường còn có thể gây suy giảm tình dục , liệt dương

    6/ Biến chứng bàn chân , gây loét , có thể dẫn đến cắt cụt chân

    Vì thế , người bệnh đái tháo đường cần đến khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng .

     

    Làm thế nào để phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường ?

     

    * Để ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường , nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ ,  người bệnh cần phải kiểm soát được các yếu tố nguy cơ với các mục tiêu như sau : 

     

    * Ngoài ra người bệnh đái tháo đường cần phải :                        

     

    Tự khám và chăm sóc bàn chân thường xuyên

     Biết cách tự chăm sóc trong những ngày đau bệnh , xử lý trong tình huống bị hạ đường máu .

     

         Làm thế nào để đạt được các mục tiêu điều trị đái tháo đường ? 

    Người bệnh cần phối hợp các biện pháp điều trị bằng chế độ ăn , luyện tập và thuốc ( khi cần ) để đạt được các mục tiêu trên .

    @ Chế độ ăn :

    Khẩu phần ăn nên cân đối , nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ , tránh hoặc hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất đường bột . Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa và nên chia khẩu phần trong ngày thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ .

    @ Chế độ luyện tập :

    Thường xuyên luyện tập thể lực sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn , giúp được cân nặng cơ thể và hạ thấp nồng độ cholesterol (mỡ) trong máu .

    @ Thuốc :

    Dùng thuốc khi cần theo chỉ định của thầy thuốc để kiểm soát đường máu , mỡ máu và huyết áp

    Zalo
    Hotline